① けいようし ( Tính từ )
Tính từ được sử dụng trong câu với chức năng làm vị ngữ của câu hoặc làm định ngữ cho danh từ đứng sau nó. Tính từ trong tiếng được chia thành 2 nhóm là : Tính từ đuôi い(いーけいようし)và tính từ đuôi (なーけいようし). Xét về mặt cấu tạo, cả 2 loại tính từ này đều được cấu tạo từ 2 bộ phận là phần thân và phần đuôi. Ở dạng nguyên thể ( tức là dạng khẳng định không quá khứ ), phần đuôi của tính từ có 2 dạng cơ bản là い và な. Tùy thuộc vào cấu trúc ngữ pháp của câu mà đuôi của tính từ sẽ được biến đổi cho phù hợp ( phần thân vẫn giữ nguyên).
◆ いーけいようし:たか–い、ひく–い、いい(よ–い)、わる–い、むずかし–い、…
◆ なーけいようし:しんせつ–な、べんり–な、すてき–な、きれい–な、ゆうめい–な,..
☆Lưu ý: có một số tính từ đuôi な có phần thân tận cùng là い nên cần chú ý phân biệt để không bị nhầm lẫn khi biến đổi đuôi của các tính từ này.
VD: きれい(な)、ゆうめい(な)
② Nは なーけいようし(な)です
Nは いーけいようし(~い)です。
1.ですđược đặt ở cuối một câu tính từ để thể hiện sự tôn trọng, lịch sự của người nói đối với người nghe. Khi đứng trước です trong câu tính từ thì:
– tính từ đuôi い: vẫn giữ nguyên đuôi い
– tính từ đuôi な: bỏ đuôi な → Phần thân +です
☆Lưu ý : です chỉ được sử dụng khi câu đó là câu khẳng định và ở thì không quá khứ.
例文:
1.わたしのうちは 広いです。
Nhà của tôi rộng.
2.あの人は 高いです。
Người kia cao.
3.やまね先生は 親切です。
Thầy Yamane thân thiện.
- Thể phủ định của tính từ
+ Đối với tính từ đuôi な: Biến đổi như với trường hợp danh từ. Tức là đổi です
thành ではありません hoặc じゃありません
+ Đối với tính từ đuôi い: đổi cụm いです thành くないです
☆Chú ý: Trường hợp đặc biệt tính từ いい sẽ đổi いいです thành よくないです
例文:
1.あの町は 静かじゃありません。
Thành phố kia không yên tĩnh.
2.この電話は 高くないです。
Cái điện thoại này không đắt.
3.この歌は 有名じゃありません。
Bài hát này không nổi tiếng.
③ Dạng nghi vấn của câu tính từ
Dạng nghi vấn của câu tính từ cũng được cấu tạo tương như của câu danh từ và câu động từ, nghĩa là ta sẽ thêm か vào cuối câu trần thuật. Để trả lời cho câu hỏi dạng tính từ này, chúng ta sẽ phải nhắc lại tính từ đã được đề cập đến trong câu hỏi. Không được sử dụng そうです hoặc そうじゃありません để trả lời.
例文:
1.北海道は 寒いですか。→ はい、寒いです。
Hokkaido có lạnh không? → Có, có lạnh.
2.しごとは 忙しいですか。→ いいえ、忙しくないです。
Công việc của bạn có bận không? → Không, không bận.
3.すずきさんは 元気ですか。→ いいえ、元気じゃありません。
Anh Suzuki có khỏe không? → Không, anh ấy không khỏe.
④ Cách đặt câu hỏi với tính từ: cái gì đó thế nào?
N は どう ですか。 N thế nào?
どう là từ để hỏi cho tính chất, cảm tưởng về vật, sự vật, người
例文:
1.今日の仕事は どうですか。
Công việc hôm nay thế nào?
2.このたべものは どうですか。
Món ăn này thế nào?
⑤ Cách dùng tính từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ
な- Adj な N
い- Adj(~い) N
* Cách dùng: – Tính từ được đặt trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó
– Khi đứng trước danh từ:
+ Tính từ đuôi な giữ nguyên な
+ Tính từ đuôi い thì giữ nguyên い
Tính từ còn được đặt trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó. Khi đứng trước danh từ, ta giữ nguyên phần thân và phần đuôi của tính từ.
*) Lưu ý : Trong tiếng Nhật, trật tự của tính từ và danh từ bị ngược so với tiếng Việt.
例文:
1.さくらは きれいな花です。
Hoa Sakura là loài hoa đẹp.
2.富士山は 高い山です。
Núi Phú Sĩ là núi cao.
⑥ Cách đặt câu hỏi: một cái gì đó có tính chất như thế nào?
N1 は どんな N2 ですか。 N1 là N2 như thế nào?
Dạng câu hỏi này được sử dụng khi người nói muốn người nghe miêu tả hoặc giảng giải lại cho mình về N1. Trong câu này, N1 là một vật/ người/ địa điểm… nằm trong phạm vi của N2. Từ để hỏi どんな luôn đứng trước một danh từ.
例文:
1.サン先生は どんな人ですか。→ 親切な人です。
Cô Sang là người như thế nào? Là người tốt bụng.
2.ホーチミン町は どんな町ですか。→ にぎやかな町です。
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố như thế nào? Là thành phố náo nhiệt.
⑦ とても/ あまり
とても và あまり là những trạng từ chỉ mức độ. Cả 2 đều được đặt trước tính từ mà nó bổ nghĩa trong câu.
– とても được sử dụng trong câu khẳng định, nó có nghĩa là “ rất”.
– あまり được sử dụng trong câu phủ định, nó đi kèm với dạng phủ định thì có nghĩa là “ không ~ lắm “
例文:
1.この本は とても べんりです。
Cuốn sách này rất tiện lợi.
2.そのシャツは あまり たかくないです。
Cái áo đó không đắt lắm.
3.ハノイだいがくは あまり ゆうめいな だいがくじゃありま ん。
Đại học Hà Nội là trường đại học không nổi tiếng lắm.
⑧ Cách nói 2 vế ngược nghĩa và đồng nghĩa
S1 が、S2 S1 nhưng mà S2
S1 .そして、S2 S1. Và S2
が là một liên từ, nó có nghĩa là “ nhưng” và được dùng để nối 2 vế của câu mà vế này có ý nghĩa tương phản với vế kia ( ngược lại với そして). Trong trường hợp nối 2 tính từ tương phản nhau thì ta dùng mẫu A1ですが、A2( A1 và A2 là 2 tính từ)
そして là liên từ có nghĩa là “và”
そして dùng để nối 2 câu có nội dung tương đồng
例文:
1.日本の食べ物は どうですか。→ おいしいですが、 高いです。
Đồ ăn của Nhật như thế nào? → Ngon nhưng mà đắt.
2.ベトナムの食べ物は おいしいです。 そして、 安いです。
Đồ ăn của Việt Nam ngon. Và rẻ.
⑨ N はどれですか 。
N là cái nào?
– どれ: là từ để hỏi có nghía là “cái nào”
– Sử dụng để yêu cầu người nghe chọn một trong số những cái đưa ra (từ 2 thứ trở lên)
例文:
1.アンさんの かばんは どれですか。→ あの赤いかばんです。
Cái cặp của bạn An là cái nào? → Là cái cặp màu đỏ kia.
2.やまぐちさんのえんぴつは どれですか。→ その黒いえんぴつです。
Bút chì của bạn Yamaguchi là cái nào? → Là cái bút chì màu đen đó.