① Cách chia thể bị động (受身)
・Nhóm I: Những động từ trong nhóm này đứng trước ます thuộc hàng い. Để tạo dạng bị động của động từ, ta chuyển い thành あ rồi thêm れ vào sau đó.
~ます | 受身 |
ききます | きかれます |
よみます | よまれます |
はこびます | はこばれます |
つかいます | つかわれます |
こわします | こわされます |
・Nhóm II: V (ます)+ られます
ねます | ねられます |
みます | みられます |
たべます | たべられます |
・Nhóm III:
します | されます |
きます | こられます |
② N1 (người thứ 1) は N2 (người thứ 2) に V (bị động)
Bị~, được~
– Khi danh từ 2 làm hành động nào đó đối với danh từ 1, danh từ 1 là phía nhận hành động đó.
a. Nghĩa tích cực: Được
例文:
1.部長は 私を ほめました。 Trưởng phòng khen tôi.
→ 私は 部長に ほめられました。 Tôi được trưởng phòng khen.
2.母は 私に お弁当を 作りました。Mẹ đã làm cơm hộp cho tôi.
→ 私は 母に お弁当を 作られました。Tôi được mẹ làm cơm hộp cho.
b. Nghĩa tiêu cực: Bị
例文:
私は 母に しかられました。Tôi bị mẹ mắng.
2.先生は 生徒を 叱りました。Giáo viên mắng học sinh.
生徒は 先生に 叱られました。Học sinh bị giáo viên mắng.
c. Đôi lúc N2 có thể là một từ chỉ con vật hay vật có thể chuyển động nào đó ( xe máy, xe đạp, động vật…) thay vì người thứ 2.
例文:
Tôi đã bị chó cắn.
2.私は 雨に ふられました。
Tôi bị dính mưa.
③ N1(người)は N2(người) に N3(vật)を+ Thể bị động
Bị
– Khi danh từ 2 làm một hành động nào đó đối với danh từ 3 là vật sở hữu của danh từ 1 và danh từ 1 cảm thấy hành động đó là quấy rầy hay làm phiền mình.
例文:
1.妹は 私の 携帯を 壊しました。
N2 N1 N3 V
Em gái đã làm hỏng điện thoại (của tôi)
→ 私は 妹に 携帯を 壊されました。
N1 N2 N3 V (bị động)
Tôi đã bị em gái làm hỏng điện thoại.
2.山田さんは 私の 傘を とりました。
N2 N1 N3 V
Anh Yamada đã lấy ô của tôi.
→ 私は 山田さんに 傘を とられました。
N1 N2 N3 V (bị động)
Tôi đã bị anh Yamada lấy mất ô.
Chú ý: Trong mẫu câu này, người làm hành động biểu thị bằng trợ từ に, người nhận sự quấy rầy hay làm phiền bởi hành động đó biểu thị bằng trợ từ は , vật nhận hành động biểu thị bằng trợ từ を.
④ N は + thể bị động
Được
– Khi nói về sự việc nào đó mà không nhất thiết phải nêu rõ đối tượng thực hiện hành động, thì chúng ta đưa vật hoặc việc lên làm chủ ngữ/ chủ đề của câu và dùng động từ bị động để diễn đạt.
例文:
1.この 大きい建物は 20年まえに たてられました。
Toà nhà lớn này đã được xây dựng 20 năm trước.
2.この 技術は 日本で 初めて 使われました。
Công nghệ này lần đầu tiên được sử dụng tại Nhật Bản.
◆ Chú ý: Khi sự vật không được đặc biệt nhấn mạnh như chủ đề của câu thì は được thay bằng が.
Ví dụ: 京都で 古い寺が 発見されました。
Một ngôi chùa cổ đã được phát hiện ở Kyoto.
⑤ N1 は N2 (người) によって V (dạng bị động)
– Khi một vật (N1) được tạo ra hoặc phát hiện, ta dùng thể bị động.
– Người tạo ra/phát hiện (N2) sẽ dùng với によって (thay vì に). Thường dùng với các động từ như: かきます(viết)、はつめいします(phát minh)、はっけんします(phát hiện)…
例文:
1.この 絵は ピカソによってかかれました。
Bức tranh này được vẽ bởi Picasso.
2.この 歌は 有名な作曲家によって作られました。
Bài hát này được sáng tác bởi một nhạc sĩ nổi tiếng.
⑥ N から / Nで つくります
– ~から dùng khi nguyên liệu bị biến đổi hoàn toàn, không nhìn thấy được bằng mắt thường(Qua nhiều bước chế biến → vật chất thay đổi). ~で Dùng khi nguyên liệu còn giữ nguyên dạng, có thể nhìn thấy được(Không thay đổi hình dạng hoàn toàn).
例文:
1.ワインは ぶどうから 作られます。
Rượu vang được làm từ nho.
2.この テーブルは 木で 作られています。
Cái bàn này được làm bằng gỗ.