① 敬語(Kính ngữ)
a. Dùng tiền tố 「お」 và「 ご」 (viết chữ Hán đều là 御 (NGỰ))
– Tiền tố 「お」 và「ご」 được sử dụng rất nhiều trong câu kính ngữ. Chữ 御 (ngự), với tư cách là tiền tố, được thêm vào phía trước các loại từ (danh từ, tính từ, phó từ) và có hai cách đọc: lúc là「お」, lúc là「ご」. Việc dùng 「お」 hay 「ご」 tùy thuộc vào loại từ mà nó đi kèm – là từ thuần Nhật (Hòa ngữ – 和語) hay từ gốc Hán (Hán ngữ – 漢語).
– Hòa ngữ (hay còn gọi là từ Nhật chế) là những từ gốc Nhật – những từ vốn có trong tiếng Nhật từ xưa. Còn Hán ngữ là những từ được du nhập và lưu truyền từ tiếng Trung Quốc. Thông thường, cách nhận biết là: Hòa ngữ thường là những từ chỉ gồm một chữ Hán, còn Hán ngữ thường là những từ gồm hai chữ Hán trở lên.
V | N | A, Na | |
Từ thuần Nhật (和語) |
直す、習う | 休み | 優しい |
Hán ngữ (漢語) |
修理する、 勉強する |
休憩 | 親切な |
Về nguyên tắc, 「お」 đi với những từ thuần Nhật, còn 「ご」 đi với những từ gốc Hán. Tuy nhiên, trong tiếng Nhật hàng ngày vẫn có một số từ gốc Hán nhưng lại đi với tiền tố 「お」. Ví dụ: お洗濯する、お掃除する、お邪魔する.
Ví dụ:
Danh từ: お宅、お国、お子さん、ご家族、ご質問、ご気分
Tính từ: お忙しい、お元気、お上手
Phó từ: ごゆっくり、ごいっしょに、お大事に
b. Sử dụng động từ THỂ BỊ ĐỘNG:
V(ら) れます
– Về hình thức, động từ thể hiện kính ngữ kiểu này có cách chia giống hệt với động từ ở dạng bị động. Hầu hết các động từ đều có thể áp dụng được, ngoại trừ động từ ở dạng khả năng (可能形) và một số động từ như: できます、わかります、いります.
– Cả nam và nữ đều có thể sử dụng, tuy nhiên nam giới thường dùng nhiều hơn. Ngoài ra, kiểu thể hiện này cũng thường được sử dụng trong văn viết.
例文:
1.社長は もう 帰られました。
Giám đốc đã về rồi ạ.
2.先生は 何時に 来られますか。
Thầy cô sẽ đến lúc mấy giờ ạ?
3.部長は 今 ベトナムへ 出張されています。
Trưởng phòng đang công tác ở Việt Nam.
* Chú ý: Tôn kính ngữ không được sử dụng khi nói về hành động của chính người nói. Do đó, đối với các câu hỏi sử dụng tôn kính ngữ, khi trả lời về hành động của mình, không được dùng tôn kính ngữ.
例文:
いつ お国へ 帰られます。Khi nào bạn về nước.
→ 明日 帰ります。 Ngày kia tôi về.
明日 帰られます。(×)
c. Biến đổi động từ dạng – MASU
おVます になります
– Đây là cách thể hiện rất mềm dẻo, có mức độ tôn kính cao hơn cả trường hợp sử dụng động từ dạng bị động. Cả nam và nữ đều dùng được, nhưng nữ giới thường sử dụng nhiều hơn.
– Không áp dụng với động từ nhóm 3 và các động từ ngắn (một âm tiết) như: 見ます、寝ます、います、…
例文:
1.部長は 午後から お戻りになります。
Trưởng phòng sẽ quay lại vào buổi chiều.
2.お客様は コーヒーを お飲みになりました。
Quý khách đã dùng cà phê rồi ạ.
3.新聞を お読みになりますか?
Ngài có đọc báo không ạ?
※ Chú ý: Tôn kính ngữ không được sử dụng khi nói về hành động của bản thân. Vì vậy, khi trả lời các câu hỏi có sử dụng tôn kính ngữ, không nên dùng tôn kính ngữ để nói về hành động của chính mình.
Ví dụ:
A : 明日 何時に 田中さんに お会いになりますか?
Mai mấy giờ ngài sẽ gặp anh Tanaka ạ?
B : 7時15分過ぎに 会います。
Tôi sẽ gặp lúc 7 giờ 15.
d. Tôn kính ngữ đặc biệt
Động từ gốc | Động từ kính ngữ | |
行く・来る | いらっしゃる | |
いる | いらっしゃる | |
食べる・飲む | 召し上がる | |
寝る | お休みになる | |
死ぬ | 亡くなる | |
言う | おっしゃる | |
見る | ご覧になる | |
着る | お召しになる | |
する | なさる | |
知っている | ご存知だ | |
くれる | くださる |
例文:
1.この 資料を もう 読みましたか。
Bạn đã đọc tài liệu này chưa?
→ この 資料を もう お読みになりましたか。
(VD: Nói với giáo viên)
Thầy/Cô đã đọc tài liệu này chưa ạ?
2.先生は もう 帰りました。
Thầy đã về rồi.
→ 先生は もう お帰りになりました。
(VD: Nói với đồng nghiệp về thầy giáo)
Thầy đã về rồi ạ.
Lưu ý: Các động từ いらっしゃる、なさる、くださる、おっしゃる là động từ nhóm I, nhưng khi chuyển sang thể thì sẽ chuyển thành いらっしゃいます( không phải là いらっしゃります)、
なさいます(không phải là なさります)、おっしゃいます(không phải làおっしゃります, còn khi chia sang các thể khác (thể ない、thể て、thể た…. ) thì vẫn như các động từ nhóm I bình thường khác :
なさる → なさいます(*)→ なさった → なさって → なさらない
Ví dụ:
A : 社長は テニスを なさいますか。
Thầy Hải có chơi Tennis không ?
B : いいえ、なさらないと 思います。
Không, tôi nghĩ là thầy không chơi.
e. おV(thể ます)ください
Cách nói lịch sự của 「~てください」
– Đây là cách nói kính cẩn dùng khi bạn muốn đề nghị hoặc mời ai đó làm một việc gì đó.
例文:
1.少々 お待ちください。
Xin vui lòng chờ một chút ạ.
2.こちらに お書きください。
Xin hãy viết vào chỗ này ạ.
2.敬語 (けいご) và thể văn
Lưu ý:
Một câu văn có thể kết thúc bằng kính ngữ ở thể thông thường. Khi đó, câu văn đó vẫn được coi là thể thông thường. Kiểu câu này thường được sử dụng khi người nói muốn thể hiện sự kính trọng đối với một người nào đó, nhưng lại đang nói chuyện với người bạn thân của mình. Ví dụ : Hai đồng nghiệp thân thiết trong công ty nói về trưởng phòng, hai sinh viên chơi thân với nhau nói về thầy giáo…
例文:
部長は もう お帰りに なりましたか。
部長は もう お帰りに なった?
2 người đang nói chuyện không thân nhau.
2 người thân nhau và nói về trưởng phòng.
=> Người nói vừa thể hiện sự kính trọng đối với người nghe.
=> Người nói thể hiện sự kính trọng với người được đề cập đến.
Vừa thể hiện đối với người được đề cập đến, sự tôn trọng đối với người nghe nhưng lại thể hiện sự thân mật với người nghe.
3.Thống nhất mức độ kính ngữ trong câu văn
– Khi biểu hiện sự kính trọng đối với người nghe (hoặc người đọc) thì không phải chỉ thay đổi một số từ trong câu văn mà toàn thể câu văn đó phải thống nhất tiêu chuẩn 敬語.
例文:
1.社長の 奥さんは 一緒に 行きます。
Vợ giám đốc cũng đi cùng.
→ 社長の 奥様は ご一緒に 行かれます。
Vợ của giám đốc cũng đi cùng ạ.
2.先生は 今 いますか。
Thầy có ở đây bây giờ không?
→ 先生は 今 いらっしゃいますか。
Thầy có ở đây bây giờ không ạ?
4.~まして
– Bạn có thể chuyển động từ V(thểて) thành V(thể ます )+ まして khi bạn muốn câu văn lịch sự hơn. Trong câu văn dùng kính ngữ, ~まして thường được dùng để tạo sự thống nhất trong câu.
Ví dụ:
1.山田さんは 先週、風邪をひきまして、まだ 少し 咳が 出ます。
Anh Yamada tuần trước tôi bị cảm, giờ vẫn còn hơi ho.
2.私は 急に 用事が できまして、パーティーに 行けませんでした。
Vì đột nhiên có việc nên tôi đã không thể đến buổi tiệc.